Home » Danh sách các đời tổng thống của Hàn Quốc
Today: 2024-06-30 05:17:27

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Danh sách các đời tổng thống của Hàn Quốc

(Ngày đăng: 18/04/2022)
           
Bài viết này sẽ cho chúng ta biết thêm những thông tin về các đời tổng thống của Hàn Quốc cùng những điều có thể chúng ta chưa được biết về họ khi còn đang đương nhiệm chức vụ Tổng thống.

Trước tiên, Đại Hàn Dân Quốc là một quốc gia cộng hoà dân chủ. Chủ quyền của Đại Hàn Dân Quốc thuộc về nhân dân, mọi quyền lực đều đến từ nhân dân. 

Chủ nghĩa dân chủ được chia làm nhiều loại, tiêu biểu là chủ nghĩa dân chủ trực tiếp và chủ nghĩa dân chủ gián tiếp. Chủ nghĩa dân chủ trực tiếp là hình thức mà tất cả người dân đều có quyền tham gia trực tiếp và quyết định những việc quan trọng của quốc gia. Chủ nghĩa dân chủ gián tiếp là hình thức chọn ra người đại diện của quốc gia và người đó sẽ quyết định những việc trọng đại của quốc gia đó.

Hàn Quốc về cơ bản đang thuộc hình thức chủ nghĩa dân chủ gián tiếp, và một phần cũng có yếu tố mang tính chủ nghĩa dân chủ trực tiếp trong việc trưng cầu ý dân, nghĩa là ngoài việc bầu cử thì người dân cũng có thể bỏ phiếu về một sự việc quan trọng nào đó của quốc gia. 

Sau đây sẽ là thông tin về danh sách các đời tổng thống của Hàn Quốc và sơ lược về con đường sự nghiệp của họ:

1. 이승만 (phiên âm quốc tế: Lee Seung Man, phát âm: iseungman).

Lee Seung Man là tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc. Ông được Quốc hội đầu tiên của Hàn Quốc bầu chức vụ này vào ngày 24/7/1948. Trước đó, ông cũng từng giữ chức vụ Tổng thống đầu tiên của Chính phủ lâm thời Đại Hàn Dân Quốc trong khoảng thời gian 1919 – 1925.

Với sự trợ giúp của Mỹ, ông là người đã đưa Hàn Quốc thoát khỏi sự đô hộ của Nhật và trở thành tổng thống lập quốc của nước này vào năm 1948. Tuy nhiên, ngay sau đó, tổng thống Lee dần trở thành nhà độc tài và bị cáo buộc tội danh tham nhũng, ưu đãi người nhà,... Năm 1960, Lee Seung Man trúng cử nhiệm kỳ tổng thống thứ tư nhưng lại bị tố cáo gian lận phiếu bầu quy mô lớn. Sau khi kết thúc nhiệm kỳ của mình, ông bị chính quyền quân chủ xử tù, và buộc phải sống lưu vong ở Hawaii cho tới khi qua đời vào năm 1965.

2. 윤보선 (phiên âm quốc tế: Yoon Bo Seon, phát âm: yunboseon).

Ông là vị Tổng thống ngồi ở Nhà Xanh chưa được một nhiệm kỳ thì bị ParkChung Hee đảo chính. Năm 1960, sau khi Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Lee Seung Man “bỏ của chạy lấy người” đến Hawaii, chức Tổng thống đã được chuyển giao cho ông Yoon Bo Seon.

Tuy nhiên, thực quyền lúc đó lại thuộc về Thủ tướng Chang Myon. Với tình trạng này đã làm những bất đồng giữa Yoon Bo Seon và Chang Myon trở nên sâu sắc, khiến hai nhân vật chóp bu của chính quyền, vốn không có được sự ủng hộ của đa số lực lượng dân chủ trong xã hội, mãi vẫn không đạt được thỏa thuận về thành phần nội các mới và phải ba lần liên tục thay đổi đội hình trong vòng 5 tháng. Tình hình đó càng làm cho phong trào biểu tình phản đối của các tầng lớp nhân dân Hàn Quốc gia tăng. Lợi dụng tình hình nước đục này, tướng Park Chung Hee đã tiến hành thành công cuộc đảo chính ngày 16/5/1961 nhằm chấm dứt hỗn loạn chính trị và lập ra chế độ cộng hòa thứ ba ở Hàn Quốc.

3. 박정희 (phiên âm quốc tế: Park Chung Hee, phát âm: bagjeonghui).

Tiền thân là một sĩ quan quân đội trực thuộc quân lực Nam Hàn. Park Chung Hee đã dẫn dắt Hàn Quốc lập nên “Kỳ tích sông Hán”, nhưng cũng là vị Tổng thống gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Hàn Quốc. Dưới thời Park Chung Hee, tiết kiệm là quốc sách.

Trong nhiều bài diễn văn, ông đã nhắc đi nhắc lại “Mỗi xu ngoại tệ là một giọt máu”. Park Chung Hee là ví dụ điển hình của một Tổng thống liêm khiết, làm Tổng thống trong gần 16 năm mà khi chết tài sản của ông chỉ có trên 10.000 USD. Ông từng bị tòa quân sự thời Lee Seung Man bắt giam và tuyên tử hình năm 1948 nhưng không thành. Park Chung Hee bị ám sát vào năm 1979 khi đang làm Tổng thống ở nhiệm kỳ thứ 4.

4. 최규하 (phiên âm quốc tế: Choi Kyu Hah, phát âm: choegyuha).

Khi vừa nhậm chức, Tổng thống Choi đề xuất bầu cử dân chủ và viết lại Hiến pháp mới. Ông chính thức đắc cử vào tháng 12/1979. Ngay sau đó, Tướng Jeon Doo Hwan dùng quân đội đảo chính chính phủ dân sự.

Dưới áp lực của Jeon Doo Hwan, Choi Kyu Hah phải chấp nhận để Jeon làm giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc vào tháng 5/1980.

Ngay sau đó, Jeon Doo Hwan tuyên bố thiết quân luật, loại bỏ mọi rào cản của chính phủ dân sự Choi Kyu Hah để nắm quyền cai trị đất nước. Lúc này, các cuộc biểu tình của dân chúng ngày càng gia tang, Jeon ra lệnh cho quân đội trấn áp, dẫn đến cuộc thảm sát Gwangju đẫm máu với 987 người chết chỉ trong 5 ngày.

Choi Kyu Hah từ chức ngay sau đó không lâu. Sau đó, ông đã sống phần đời còn lại lặng lẽ cho đến lúc qua đời vào năm 2006.

5. 전두환 (phiên âm quốc tế: Jeon Doo Hwan, phát âm: jeonduhwan).

Lên nắm quyền lãnh đạo Hàn Quốc sau cuộc đảo chính lật đổ chính phủ lâm thời của quyền Tổng thống Choi Kyu Hah. Năm 1987, phong trào biểu tình ủng hộ dân chủ rầm rộ buộc ông chấp nhận sửa Hiến pháp cho phép người dân bỏ phiếu bầu tổng thống trực tiếp.

Hết nhiệm kỳ, Jeon Doo Hwan sống 2 năm lưu vong ở một ngôi chùa hẻo lánh giữa lúc dư luận đòi trừng phạt ông vì tội tham nhũng và vi phạm nhân quyền. Bị tuyên tử hình năm 1988 vì đàn áp phong trào dân chủ Gwangju. Tuy nhiên sau đó án tù của ông được chuyển xuống chung thân và cuối cùng được đặc xá vào năm 1997.

6. 노태우 (phiên âm quốc tế: Roh Tae Woo, phát âm: notaeu).

Roh Tae Woo là người thắng cử trong nhiệm kỳ đầu tiên áp dụng bỏ phiếu dân chủ ở Hàn Quốc. Ông Roh là thân tín của người tiền nhiệm Jeon Doo Hwan, và cũng là người được ông Jeon chọn kế nhiệm. Năm 1995, Roh Tae Woo và Jeon Doo Hwan bị bắt vì cáo buộc nhận hối lộ hàng trăm triệu USD từ giới doanh nhân trong lúc tại chức.

Cả hai còn bị truy tố thêm tội nổi loạn và phản quốc vì đảo chính và trấn áp đẫm máu khiến hàng trăm người biểu tình thiệt mạng ở Gwangju năm 1980. Cựu Tổng thống Roh bị tuyên án 22 năm 6 tháng. Tuy nhiên, ông được ân xá vào tháng 12/1997.

7. 김영삼 (phiên âm quốc tế: Kim Young Sam, phát âm: gim-yeongsam).

Là nhà lãnh đạo phong trào đối lập với chính quyền độc tài suốt 30 năm, Kim Young Sam từng bị trục xuất, bị giam vào cuối thời Park Chung Hee, sau đó tiếp tục bị quản thúc ở đầu thời kỳ Jeon Doo Hwan tại chức.

Sau khi lên nắm quyền, Kim Young Sam tích cực chỉ huy chiến dịch chống tham nhũng lớn nhất Hàn Quốc. Cả hai người tiền nhiệm là Jeon Doo Hwan và Roh Tae Woo đều bị ông cho tiến hành điều tra về tội tham nhũng, hối lộ, phản quốc, đảo chính, vi phạm nhân quyền và đưa ra xét xử.

Tuy nhiên, những công sức của Kim Young Sam bị lu mờ bởi hàng loạt các bê bối nghiêm trọng liên quan đến con trai và bạn của ông. Vì thế, Kim Young Sam mãn nhiệm kì Tổng thống với kết thúc buồn khi con trai bị bắt và ngồi tù vì tham nhũng.

8. 김대중 (phiên âm quốc tế: Kim Dae Jung, phát âm: gimdaejung).

Từng là lãnh tụ phái đối lập chống chế độ độc tài dưới thời Park Chung Hee. Ông bị kết án tử hình với tội danh mưu sát và đảo chính vào năm 1980 – thời điểm Jeon Doo Hwan lên cầm quyền. Nhờ Mỹ can thiệp, bản án của Kim Dae Jung được giảm xuống còn 20 năm tù, sau đó bị trục xuất sang Mỹ.

Năm 1985 Kim Dae Jung quay trở lại Hàn Quốc, sau 3 lần tranh cử thất bại vào các năm 1971, 1988, 1993, Kim Dae Jung chính thức đắc cử làm Tổng thống thứ 8 của Hàn Quốc. Khi mãn nhiệm kỳ, bê bối tham nhũng còn bủa vây xung quanh các trợ lý và cả 3 người con trai của ông.

9. 노무현 (phiên âm quốc tế: Roh Moo Hyun, phát âm: nomuhyeon).

Lúc sinh thời, ông là vị chính khách đấu tranh bền bỉ cho tự do, dân chủ và công bằng. Vì thế, ông được người dân Hàn Quốc yêu mến cả trong lúc đương nhiệm lẫn kết thúc nhiệm kỳ tổng thống 5 năm của mình.

Roh Moo Hyun từng bị bắt vào tù dưới thời Jeon Doo Hwan năm 1987 do tham gia hậu thuẫn phong trào đình công của công nhân ngành đóng tàu. Giữa nhiệm kỳ tổng thống của mình, Roh Moo Hyun từng bị Quốc hội luận tội phải ngưng chức vụ, nhưng được trở lại 2 tháng sau đó nhờ sự ủng hộ của công luận.

Từng là cựu luật sư về nhân quyền và là người thầy của đương kim Tổng thống Moon Jae In, ông nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các cử tri trẻ theo đường lối tự do tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, với cáo buộc vợ ông nhận 6 triệu USD hối lộ, cuộc điều tra nhằm vào ông và các thành viên trong gia đình đã làm sụp đổ uy tín của ông.

Giữa những cuộc điều tra và chỉ trích mạnh mẽ, cựu Tổng thống Roh Moo Hyun đã tự tử tại vách núi sau nhà riêng ở Gyeongsang ngày 23/5/2009. Sự ra đi của ông đã để lại nhiều thương tiếc cho người dân Hàn Quốc.

10. 이명박 (phiên âm quốc tế: Lee Myung Bak, phát âm: imyeongbag).

Năm 1964, Lee Myung Bak từng phạm tội tổ chức biểu tình chống lại chính quyền tổng thống Park Chung Hee. Kết quả, ông chịu mức án 5 năm tù treo và 3 năm tù giam.

Tháng 10/2018, cựu tổng thống Lee bị tuyên án 15 năm tù với 16 tội danh về tham nhũng, lạm dụng quyền lực, biển thủ và một số tội danh khác.

11. 박근혜 (phiên âm quốc tế: Park Geun Hye, phát âm: baggeunhye).

Là nữ Tổng thống duy nhất trong lịch sử Hàn Quốc nhưng số phận bà Park Geun Hye cũng không khá hơn những người tiền nhiệm. Tháng 12/2016, bà bị Quốc hội luận tội và bị phế truất bởi Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc (3/2017), bị tuyên án 25 năm tù vì 16 tội danh tham nhũng, trong đó có hối lộ, ép buộc và lạm dụng quyền lực.

Sự nghiệp điều hành đất nước của bà Park chỉ thuận lợi trong một năm đầu tiên, rồi nhanh chóng vướng phải sự phản đối sau vụ chìm phà Sewol ngày 16/4/2014 khiến hơn 300 người thiệt mạng, trong đó chủ yếu là học sinh. Chính phủ Hàn Quốc khi đó bị cho là đã chậm trễ trong việc đối phó với thảm họa.

Sau 4 năm tại vị, uy tín của “nữ Tổng thống 5 nhất” đã chạm đáy vào năm 2017 và bà phải nhận kết cục vào trại giam với hàng loạt tội danh như đã nêu trên.

12. 문재인 (phiên âm quốc tế: Moon Jae In, phát âm: munjaein).

Đã từng phải đi tù từ khi còn là sinh viên, dưới thời Park Chung Hee năm 1972. Sau bê bối của bà Park, ông được bầu vào vị trí Tổng thống và đạt được những thành tựu đáng kể trong việc hàn gắn mối quan hệ liên Triều.

Trước đó, Tổng thống Moon từng bất chấp phản đối của chính giới bổ nhiệm ông Choi làm Bộ trưởng tư pháp. Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau gia đình ông Choi bị điều tra về nghi vấn “chạy trường” cho con gái và những khoản đầu tư tài chính đáng nghi. Điều này đã gây ra những hệ lụy không nhỏ đến chính quyền Moon Jae In và khiến nửa chặng đường còn lại trong nhiệm kỳ tổng thống của ông trở nên ảm đạm hơn.

Nội dung được tổng hợp và biên soạn bởi đội ngũ OCA - Các đời tổng thống của Hàn Quốc và con đường sự nghiệp của họ.

Bạn có thể quan tâm